Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

Giới thiệu chuyên ngành Thương mại Quốc tế

 14/03/2019  694

Thương mại Quốc tế - 'Chúng tôi không cung cấp cái chúng tôi sẵn có, mà sẽ tập trung vào cái bạn sẽ cần”

 

] Bạn đang băn khoăn trước một quyết định quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của bạn sau này - 'Chọn ngành'?

] Bạn cần thông tin tham khảo về các cơ hội việc làm để có thể quyết định một cách chính xác nhất?

] Bạn đang cần thông tin về các ngành học trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh?

] Bạn không biết ngành học nào phù hợp với mình nhất?

] Bạn không biết sau khi chọn ngành, mình sẽ được học những gì? Sẽ làm việc ở đâu?

 

 Nếu bạn đang có một trong các câu hỏi trên thì bài viết này chính xác là dành cho bạn. Trong bài viết ngày, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một cách chi tiết, cụ thể hơn về một ngành học đang rất HOT hiện này - Thương mại Quốc tế.

 

1. Thương mại quốc tế - Liệu có tiềm năng và dễ xin việc?

            Nếu bạn lướt qua các bảng tin, báo cáo trên các tạp chí, mạng xã hội, bạn sẽ thấy rằng thương mại quốc tế đang là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Tại sao vậy?

Œ Liệu có doanh nghiệp nào không cần nhân viên có kiến thức về thương mại quốc tế?

Những năm 1990s, hầu hết các doanh nghiệp không thực sự chú trọng hoạt động thương mại quốc tế. Có nhiều nguyên nhân lý giải động thái này, trong đó tựu trung lại: (i) Thị trường trong nước còn rất rộng lớn; (ii) Cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài chưa có; (iii) Lãnh đạo công ty chưa thực sự coi trọng tầm quan trọng của thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập APEC (1998), ký kết hiệp định hợp tác toàn diện với Mỹ (2001), gia nhập WTO (2007) thì câu chuyện đã hoàn toàn khác. Thương mại quốc tế được coi là một hướng đi bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề (từ nông nghiệp, chế biến, sản xuất tới dịch vụ). Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ chốt: (i) Thị trường trong nước ngày càng chật hẹp, trong khi đó thị trường quốc tế thực sự vô cùng tiềm năng với 7 tỷ khách hàng; (ii) Khác với các đơn hàng trong nước, đơn hàng quốc tế thường đều là những đơn hàng rất lớn; (iii) Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác; do vậy doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội phát triển trên thị trường quốc tế.

  Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt

Theo Tổng cục thống kê, tính riêng các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, năm 2000 Việt Nam mới chỉ có 854 doanh nghiệp. Chỉ 17 năm sau (2017), chúng ta đã có 26.746 doanh nghiêp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngay trong năm 2018, chúng ta đã có thêm 3.046 doanh nghiệp FDI mới.

Tại Thái Nguyên, hiện đang có 131 doanh nghiệp nước ngoài từ 9 quốc gia đang hoạt động, trong đó đặc biệt là tập đoàn Samsung (Hàn Quốc). Kể từ khi đầu tư vào Thái Nguyên năm 2013, Samsung đã kéo theo số lượng khổng lồ các đối tác nước ngoài, các công ty vendor, các công ty phụ trợ, các ngân hàng quốc tế, làm thay đổi bộ mặt của thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. 

Ž Không chỉ doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các ngân hàng, các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng cần nhân viên có kiến thức về các vấn đề quốc tế

Không chỉ các doanh nghiệp, các đơn vị quốc doanh, các ngân hàng hiện nay cũng có nhu cầu rất lớn nhân lực có kiến thức về các vấn đề quốc tế. Điều này xuất phát từ thực tế khách quan là số lượng các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài đến Việt Nam du lịch và làm việc đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt.

 Nguồn nhân lực về thương mại Quốc tế hiện nay đang còn rất thiếu và yếu

Hiện nay, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề đều tham gia đào tạo các ngành quản trị, kế toán và kinh tế. Bất cứ trường nào cũng đều có Khoa Kinh tế với các chuyên ngành trên. Chính vì thế nguồn nhân lực trong các ngành này quá nhiều và thừa, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong tuyển dụng, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp khi ra trường rất cao. Ngược lại, hiện tại chỉ có Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kinh tế TP. HCM là có chuyên ngành thương mại quốc tế. Theo phân tích của các chuyên gia, các tạp chí chuyên ngành và các trang báo lớn như Vietnamnet, Báo Mới,...thì TMQT được nhận định là một trong 10 ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới, đặc biệt là tại các thành phố lớn và đang phát triển.

Qua những phân tích trên cho thấy rằng, cơ hội xin việc và tiềm năng phát triển của sinh viên tốt nghiệp ngành TMQT là rất cao.

2. Thương mại quốc tế - Bạn sẽ được học những gì?

            Khác với các chuyên ngành khác, các môn học của chương trình đào tạo Thương mại Quốc tế rất thú vị và mang tính thời sự. Có thể kể đến một số môn học khá thú vị và thực tế như:

            - Kinh tế Quốc tế: Môn học sẽ giới thiệu cho bạn cách thức các nền kinh tế trên thế giới tương tác với nhau; các công cụ và rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế; các vấn đề thời sự nóng hổi như đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái, toàn cầu hóa,…

            - Marketing Quốc tế: Không chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức Marketing căn bản để phục vụ các doanh nghiệp tại thị trường trong nước, Marketing Quốc tế còn cung cấp cho các bạn các thông tin thị trường và hướng dẫn xây dựng các chiến lược Marketing để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu,…Chúng tôi đánh giá lợi ích của môn học này là '2 trong 1', vì chỉ với 1 môn học, bạn vừa có kiến thức Marketing phục vụ doanh nghiệp, vừa có kiến thức quốc tế để Marketing tại thị trường toàn cầu.

            - Đàm phán quốc tế: Đây là môn học cực kỳ thú vị khi không chỉ cung cấp cho các bạn các chiến lược và kỹ thuật trong đàm phán, mà còn cung cấp các kiến thức về thị trường và các thực thể quốc tế để giúp bạn dễ thành công và chiếm ưu thế trong đàm phán quốc tế. Trên thực tế, đàm phán là hoạt động hàng ngày ai cũng phải đối mặt, môn học này cực kỳ hữu ích và rất thực tế.

            Bên cạnh đó, chương trình còn có rất nhiều các môn học cực kỳ thú vị khác giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình làm việc sau này đối với cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, ví dụ như: Ngôn ngữ thương mại quốc tế (hướng dẫn bạn cách giao tiếp, làm việc với các đối tác trong và ngoài nước), Luật thương mại quốc tế (cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về các quy định, luật lệ trong kinh doanh quốc tế, đặc trưng luật pháp của từng thị trường), Logistics (hướng dẫn các bạn cách thức để tối ưu chuỗi cung ứng, giao nhận, vận chuyển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước), Nghiệp vụ hải quan (hướng dẫn bạn các thủ tục và quy định của Hải quan liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu), Kế toán quốc tế (hướng dẫn bạn cách làm kế toán cả với thị trường trong nước và quốc tế), thương mại điện tử (hướng dẫn bạn cách thức để kinh doanh thành công trong kỷ nguyên 4.0), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (hướng dẫn bạn các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế như: Giao dịch, đàm phán, thuyết trình dự án, xây dựng hợp đồng),…

 

3. Thương mại quốc tế - Đội ngũ giảng viên và phương pháp đào tạo?

            Đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Bộ môn Kinh tế Quốc tế là một trong những bộ môn đặc biệt trong toàn trường và cả nước. Cụ thể, cơ cấu Bộ môn được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

 

 

 

            Bộ môn Kinh tế Quốc tế có 25% giảng viên là các Phó Giáo sư, 33,3% tiến sĩ và 41,7% thạc sĩ. Trong đó, có 91,7% giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển như: Mỹ, Đức, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, Nauy, New Zealand, Trung Quốc,…Đặc biệt, 50% giảng viên của Bộ môn được đào tạo sau đại học (cả thạc sĩ và tiến sĩ) hoàn toàn tại nước ngoài.

            Với đội ngũ giảng viên chất lượng như vậy, các bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận và học tập bằng phương pháp giảng dạy tân tiến và thực tiễn nhất. Sinh viên còn được tự do chia sẻ, đối thoại với giảng viên về kiến thức và kỹ năng làm việc liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

            Phương pháp đào tạo của chúng tôi là tập trung vào các các giá trị cốt lõi, mang tính thực tiễn cao. Chúng tôi không chỉ truyền tải cho các bạn kiến thức nền tảng, mà còn cả những bài học, tình huống hết sức thực tiễn để các bạn dễ dàng áp dụng trong quá trình làm việc thực tế. Bên cạnh kiến thức nghề nghiệp, chúng tôi cũng chia sẻ với các bạn cả những bài học trong cuộc sống và những kỹ năng làm việc quan trọng nhất.

4. Thương mại Quốc tế - Bạn có thể xin việc ở đâu?

Chúng tôi tự tin rằng với những kiến thức đã được đào tạo, các bạn có thể làm việc trong bất kỳ đơn vị và lĩnh vực nào. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực ưu tiên cho các bạn sinh viên chuyên ngành Thương mại Quốc tế như:

ü Khu vực doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức, dự án: Các vị trí công việc liên quan tới các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, logistics, lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính, thanh toán, đầu tư trong nước và quốc tế, kế toán, kiểm toán,…

ü Khu vực hành chính sự nghiệp: Các vị trí công việc liên quan tới lĩnh vực kinh tế, thương mại, lập và xây dựng kế hoạch, phân tích, nghiên cứu số liệu, quan hệ quốc tế,…

ü Các tổ chức quốc tế và trong nước như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các tổ chức bảo hiểm, tài chính, đầu tư,…

ü Một số cơ quan Nhà nước: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng các cấp, Sở Đầu tư và Kế hoạch, Sở Ngoại vụ, Sở Bưu chính và Truyền thông, Sở Tài chính, UBND các cấp,…

ü Cơ sở giáo dục: Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng và chuyên nghiệp.

5. Thương mại Quốc tế - Một số vấn đề khác?

Q1. Để học tập tốt chương trình Thương mại Quốc tế đòi hỏi sinh viên phải có tiếng Anh tốt?

            Chương trình Thương mại Quốc tế được đào tạo 100% bằng tiếng Việt. Do vậy, cũng như các chuyên ngành khác, các bạn sinh viên không cần phải có tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, thành thạo sử dụng tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho các bạn trong quá trình học tập và quá trình xin việc, làm việc sau này.

Q2: Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường?

Với đặc thù là ngành nghiên cứu về cả các vấn đề vi vô, vĩ mô, cả trong nước và quốc tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị kiến thức một cách toàn diện và sâu sắc, có khả năng đặc biệt trong việc hoà nhập và thích ứng cao với công việc, có khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết công việc, tự cập nhật những quy định và kiến thức mới trong lĩnh vực công tác. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng tự học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn, tiếp tục học tập ở các bậc sau đại học trong lĩnh vực kinh tế cũng như cơ hội du học sau đại học.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN